09:32 ICT Thứ bảy, 27/04/2024

Giới Thiệu

Thiền sư Diên Thọ

Thiền-sư Diên Thọ ở Vĩnh Minh, họ Vương, người Hàng Châu. Thuở nhỏ đã biết kính Phật-thừa, lớn lên một ngày chỉ ăn một bữa. Tụng kinh Pháp Hoa hai tháng đã thuộc lòng, cảm thông được bầy dê quỳ nghe. Đến tuổi hai mươi tám, làm quan chức Chấn Tướng xứ Huê Đình, gặp ghe lưới đều mua hết cá rồi thả...

Danh mục chính

Liên Kết Trang

HUE NANG
TS DUC SON
TS NGUYET KHE

Trang nhất » Tông Phong Tàng Thư » Ngữ Lục » Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục - phần III

Thứ bảy - 30/03/2013 03:50 Xem: 1718
Phần III

Sư nói : Nếu chấp 'vốn thanh tịnh, vốn giải thoát, tự là Phật, tự là thiền đạo' có kiến giải này, tức thuộc về phái Ngoại-đạo tự nhiên

Nếu chấp 'nhân duyên tu thành, chứng đắc' tức thuộc về phái Ngoại-đạo nhân duyên.

Chấp 'có' tức thuộc về phái Ngoại-đạo thường kiến

Chấp 'không' tức thuộc về phái Ngoại-đạo đoạn kiến

Chấp 'cũng có cũng không' tức thuộc về phái Ngoại-đạo biên kiến

Chấp 'chẳng có chẳng không' tức thuộc về phái Ngoại-đạo không kiến, cũng gọi là Ngoại-đạo ngu si. 

Hiện nay chớ cho là kiến (thấy) Phật, kiến Niết-bàn, kiến tất cả pháp có-không... cũng không phải là vô kiến, mới được gọi là Chánh-kiến. Không có tất cả văn (nghe), cũng không phải là vô văn, mới được gọi là Chánh-văn. 

Văn-thù là Tổ-sư của bảy Phật, cũng là Bồ-tát bậc nhất trong cõi Ta-bà, vô cớ nổi lên cái tưởng kiến Phật, cái tưởng văn Pháp, nên bị sức oai thần của Phật đày đi núi Nhị-thiết-vi. Ngài chẳng phải là không hiểu, chỉ vì đặc biệt muốn làm mô phạm cho người hậu học, kiến người đời sau chớ nên móng khởi những kiến văn như thế. Hễ không chấp tất cả các pháp hữu vô, hữu kiến vô kiến... mỗi mỗi thấu suốt ngoài 'ba câu', ấy gọi là Như-ý-bảo, cũng gọi là Bửu-liên-hoa rước chân. Nếu sanh khởi Phật-kiến, Pháp-kiến và tất cả các kiến hữu vô, gọi là con mắt bị nhặm vì có năng kiến sở kiến, nên gọi là kiến ràng buộc, cũng gọi là kiến che khuất, cũng gọi là kiến-nghiệp. Như nay niệm niệm đối với tất cả kiến văn giác tri và tất cả trần cấu được tẩy sạch hết thì một Trần, một Sát trọn là một Phật. Hễ khởi một niệm "trọn là một Phật", niệm niệm tương tục trong tam thế ngũ Ấm không có số lượng, ấy gọi là Phật đầy khắp hư không, cũng gọi là phân-thân-Phật (Sư từng nói : "Hễ có cử tâm động niệm đều gọi là phá Giới". Tại sao niệm này lại được gọi phân-thân-Phật ? Vì Thiên-ma-ba-tuần muốn tìm chỗ một niệm khởi của Bồ-tát để khuấy phá, nhưng chỗ khởi niệm nầy có thể tìm được chăng ? Nếu chẳng thể tìm thì tại sao Văn-thù kiến Phật, văn Pháp bị đày đi núi Nhị-thiết-vi ?). 

Sư nói : Không có Ma-phàm-phu đến là Đại-thần-chú, không có Ma-nhị-thừa đến là Đại-minh-chú, không có Ma-bồ-tát đến là Vô-thượng-chú, không có Ma-phật đến là Vô-đẳng-đẳng-chú. 

Một biến chúng sanh là siểm-khúc tu-la (1), hai biến Nhị-thừa là siểm-khúc tu-la, ba biến Bồ-tát là siểm-khúc tu-la. Đó là Tam biến Tịnh-độ (2). Tất cả pháp có không, phàm Thánh,... dụ như quặng vàng, tự mình đúng lý dụ như vàng. Vàng với quặng tách rời nhau thì vàng thật lộ ra. Nếu có người muốn tiền thì liền biến vàng thành tiền cho người ấy dùng. Cũng như bột mì thật, nếu có người đến xin bánh liền làm thành bánh cho người đó. Cũng như viên quan hầu cận có trí, khéo hiểu được ý nhà Vua, Vua lúc muốn đi, kêu "Tiên-đà-bà", liền đem ngựa đến; lúc Vua muốn ăn, kêu "Tiên-đà-bà", liền đem bữa đến. Những việc trên dụ cho người học huyền-chỉ, khéo được thông đạt thì ứng cơ chẳng sai lầm, nên cũng gọi là 'lục tuyệt sư tử' (Tự-tánh). Ngài Chí-công nói : "Tùy người tạo tác, trăm sự biến hóa". Hàng Bồ-tát Thập-địa chẳng đói chẳng no, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, nhưng nếu muốn cháy cũng chẳng thể cháy, vì các vị ấy còn bị số lượng hạn chế. Phật thì chẳng phải như thế, vào lửa chẳng cháy, còn như muốn cháy liền cháy, vào nước chẳng chìm, muốn chìm liền chìm. Ngài xử dụng tứ Đại được tự do, tất cả sắc là sắc Phật, tất cả thanh là thanh Phật, cặn bã nhơ uế của tâm siểm khúc sạch hết, thấu suốt 'nghĩa ba câu' mới được nói lời nầy : Bồ-tát thanh tịnh, đệ-tử sáng suốt, có nói ra điều gì cũng chẳng chấp có không, tất cả chiếu dụng chẳng lạc vào thanh hay trược. 

Người có bệnh mà không uống thuốc là người ngu. Người không bệnh mà uống thuốc là hàng Thanh-văn. Người chấp quyết định vào một pháp gọi là định tánh Thanh-văn. Người luôn luôn đa văn gọi là Tăng-thượng-mạn Thanh-văn. Người ham biết các pháp ngoài tâm gọi là hữu học Thanh-văn. Người trầm không trệ tịch và tự biết mình gọi là vô học Thanh-văn

Tham sân si là độc, mười hai phần Giáo là thuốc, độc chưa tiêu hết, thuốc không được bỏ, không bệnh mà uống thuốc, thuốc trở thành bệnh. Bệnh hết mà thuốc không bỏ nên mới nói : "Bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường".

Kinh Niết-bàn nói : "Tu-sĩ có ba điều ác dục : Một là muốn được Tứ Chúng vây quanh, hai là muốn mọi người làm môn đồ mình, ba là muốn mọi người biết ta là Thánh nhân (có trí huệ cao)".

Kinh Ca-diếp nói : "Có bốn điều ác dục : Một là muốn cầu thấy Phật vị lai, hai là muốn cầu làm Chuyển-luân-vương, ba là muốn cầu vào dòng Sát-đế-lợi, bốn là muốn được vào hàng Bà-la-môn nhẫn đến chán sanh tử cầu Niết-bàn".

Những điều ác dục như vậy trước hết phải dứt trừ. Hiện tại hễ có dấy niệm đắm nhiễm đều gọi là ác dục, đều thuộc về sáu cõi Trời-dục-giới, bị Ma-ba-tuần cai quản. 

GHI CHÚ : (1) Siểm-khúc tu-la : A-tu-la có ba nghĩa : 

- Vô đoan : Xấu xí (đoan = đoan trang). 

- Vô tửu : Quả báo không có rượu. 

- Phi thiên : Giống thiên (trời) mà hạnh không bằng thiên. Giống thiên, tánh hay sân, mạn, nghi, tâm chấp trước rất mạnh, dầu được giáo hóa tâm cũng không động (tự không biết quấy), dầu nghe lời hay cũng không được chứng ngộ, lại rất đố kị Phật thuyết pháp. Phật nói tứ niệm xứ thì họ nói ngũ niệm xứ, Phật nói ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì họ nói ba mươi tám phẩm, đó là bị cái tâm co khúc che lấp. 

Như vậy siểm-khúc tu-la là xấu xí (mặt) cong queo (tâm). 

(2) Tam biến Tịnh-độ : 

Phẩm Bảo Tháp trong kinh Pháp Hoa, có việc như vầy : 

Mười phương phân thân Phật của Đức Thích-ca Mâu-ni, mỗi mỗi phân thân Phật này đều dắt theo một Bồ-tát đi cúng dường Tháp Đa Bảo, khi đến núi Linh Thứu, Phật Thích-ca dùng thần lực biến uế độ thành Tịnh-độ : 

Ban đầu biến một thế giới Ta-bà thành Tịnh-độ.  

Kế đó biến hai triệu ức cõi nước thành Tịnh-độ.  

Sau biến hai triệu ức na-do-tha cõi nước thành Tịnh-độ. 

Theo đó gọi là 'Tam biến Tịnh-độ'. 

*

Sư nói : Tin thật có tất cả pháp gọi là lòng tin chẳng đủ, cũng gọi là tin chẳng viên tròn, cũng gọi là tin thiên lệch một bên, nên gọi là Nhất-xiển-đề. Như nay muốn được thẳng đến Giác-ngộ cần phải nhân pháp đều quên, nhân pháp đều tuyệt, nhân pháp đều không, thấu suốt 'nghĩa ba câu' gọi là người chẳng đọa chư số, ấy mới được gọi là kẻ tin Pháp. 

*

Sư nói : Phật là người ở ngoài ràng buộc, chẳng có mảy may ái thủ, cũng chẳng có không ái thủ, cũng không có tri giải vế ái thủ hay không ái thủ, gọi là đầy đủ lục độ vạn hạnh. Nếu cần đồ trang nghiêm thì mỗi mỗi đều sẵn có, nếu không cần thì cũng không mất. Luôn luôn tự do điều khiển nhân quả phước trí. 

*

Hỏi : Chư Tổ từ xưa đều có mật-ngữ trao truyền cho nhau là như thế nào ? 

Sư đáp : Không có mật-ngữ. Như-lai không có Tạng-bí-mật. Vì cái Giác-chiếu-soi này, lời nói rõ ràng mà tìm hình tướng chẳng thể được, nên nói là mật-ngữ. Từ Tu-đà-hoàn trở lên cho đến Thập-địa hễ có ngữ cú đều thuộc về pháp-trần-cấu, hễ có ngữ cú đều thuộc về bên phiền não, hễ có ngữ cú đều thuộc về Giáo-bất-liễu-nghĩa, hễ có ngữ cú đều chẳng cho. Giáo-liễu-nghĩa vẫn là sai lại còn đòi mật-ngữ gì nữa ?

*

Sư nói : Kẻ chân cúng dường chẳng trụ tam nghiệp : Tiền tế (quá khứ) không phiền não để đoạn, trung tế (hiện tại) không tự tánh để giữ, hậu tế (vị lai) không Phật để thành, đó là tam tế đoạn, là ba nghiệp thanh tịnh, là tam luân thể không, là tam đàn (1) không. 

Tại sao nói Tỳ-kheo hầu hạ nơi Phật ? Nghĩa là người lục Căn vô lậu, cũng gọi là "trang nghiêm Không, vô chư lậu", "Rừng cây trang nghiêm Không, vô chư nhiễm", "Hoa quả trang nghiêm Không, vô Phật-nhãn". 

GHI CHÚ : (1) Tam đàn : Người bố thí, người nhận bố thí và tài vật bố thí. 

*

Hỏi : Lời nói như cái mô đất để chịu tên bắn. Lời nói sanh ra không thể nào chẳng bị hại như cái mô đất kia (mô đất dụ như thân, chịu tên bắn dụ như bệnh, thân đã sanh rồi thì tất nhiên sẽ có bệnh). Tai hại đã đồng đúng sai làm sao biện biệt ? 

Sư đáp : Như hai người bắn tên nhau, hai đầu mũi tên đụng nhau giữa đường, nếu như sai chệch một chút ắt có kẻ bị thương. Trong hang tìm tiếng, nhiều kiếp cũng không có hình, tiếng ở bên miệng. Đúng sai là ở nơi người đến hỏi. Nếu cái hỏi sai thì cái đáp theo đúng lời hỏi cũng phải sai, vậy cả hai phải bị trúng tên. 

Hỏi : "Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích-chi-phật), mười kiếp ngồi Đạo-tràng, Phật-pháp chẳng hiện tiền, chẳng thể thành Phật-đạo" là thế nào ? 

Sư đáp : Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ. Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi Thập-thiện. Ấn-độ nói Phật, Trung-hoa dịch là Giác, cái Giác-chiếu-soi của chính mình nếu bị kẹt nơi thiện gọi là người thiện căn không Phật-tánh, nên nói Phật-pháp chẳng hiện tiền, chẳng thể thành Phật-đạo. 

Gặp ác trụ nơi ác, gọi là cái Giác của chúng sanh, gặp thiện trụ nơi thiện, gọi là cái Giác của thừa Thanh-văn. Chẳng trụ hai bên thiện ác mà cho sự chẳng trụ là đúng, gọi là Giác của thừa Duyên-giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiện ác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ, đó là cái Giác của thừa Bồ-tát. Đã chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ cũng không có cái biết về khởi hay chẳng khởi mới được gọi là Đại-giác của Phật. 

Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là Chân-phước-điền, nếu ở trong nghìn muôn người mà có được một người như thế thì gọi là của báu vô giá. Người ấy ở khắp mọi nơi làm Đạo-sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗ không có Pháp nói là Pháp, chỗ không có Tăng nói là Tăng, đấy gọi là Chuyển Đại-pháp-luân.

*

Sư nói : Người đời thường than rằng : Sinh mạng ngày nay bị tứ Đại nắm chặt, phải nhờ một hạt gạo, một ngọn rau, không được ăn thì bị chết đói, không được uống thì bị chết khát, không được lửa sưởi ấm thì bị chết lạnh.

Chẳng bằng người đạt Đạo, như Bồ-tát Thập-địa vào lửa không cháy, vào nước không chìm nhưng muốn cháy cũng chẳng thể cháy, muốn chìm cũng chẳng thể chìm vì còn bị số lượng hạn chế. Còn Phật thì chẳng như thế, được tự do chi phối tứ Đại (địa, thủy, hỏa, phong) vào lửa chẳng cháy nhưng muốn cháy liền cháy, vào nước chẳng chìm nhưng muốn chìm liền chìm, đi ở tự do.

*

Sư nói : Trí trược chẳng thể chiếu thanh, huệ thanh có thể biết trược. Nơi Phật gọi là chiếu huệ, nơi Bồ-tát gọi là Trí, nơi Nhị-thừa và chúng sanh gọi là Thức, cũng gọi là phiền não. Nơi Phật gọi là trong quả nói nhân, nơi chúng sanh gọi là trong nhân nói quả. Nơi Phật gọi là chuyển Pháp-luân, nơi chúng sanh gọi là Pháp-luân-chuyển. Nơi Bồ-tát gọi là đồ Anh-lạc trang nghiêm, nơi chúng sanh gọi là ngũ Ấm Tòng-lâm.

Nói Phật gọi là bổn địa vô minh, vì đã thấu rõ vô minh nên lấy vô minh làm Đạo-thể, chẳng đồng với ám muội vô minh của chúng sanh. cái kia là sở (ám muội vô minh), cái này là năng (bổn địa vô minh). Cái kia là sở nghe, cái này là năng nghe.

Nói Tự-tánh bất nhị vốn chẳng năng sở, chẳng một chẳng khác, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến chẳng đi là lời nói sống, là lời nói vượt ra ngoài khuông khổ ngữ cú; nói chẳng sáng chẳng tối, chẳng Phật chẳng chúng sanh cũng đều thuộc về lời nói như vậy.

Tác giả bài viết: thichdaophat

Nguồn tin: Tông Phong Tàng Thư

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn