Chúng ta tạm dùng thí dụ sau cho dễ hình dung :
- Vô-ký-không là cảnh giới thanh thanh tịnh tịnh, chẳng có suy nghĩ, chẳng có nghi tình, là cảnh giới của kiến văn giác tri, cảnh giới của tùy duyên biết, cảnh giới mặc chiếu (đang là, rõ ràng thường biết, ở đây & bây giờ, chánh niệm tỉnh giác), cảnh giới của Ngoại-đạo và Nhị-thừa (vô tâm, hầm sâu đen tối, căn bản vô minh). Nó giống như một folder rỗng trong máy tính (sẵn sàng chứa files), nó giống như một trang giấy trắng chưa có chữ, như mặt hồ tĩnh lặng sẵn sàng nổi sóng (vọng tưởng)…
- Nghi-tình là cảnh giới thắc mắc, bức xúc, muốn biết mà biết không nổi (chẳng biết trong hồ-lô chứa dựng vật gì ?), cảnh giới mèo rình bắt chuột. Nó giống như một file Ghost trong computer (bộ não) không có chương trình để mở nhưng một khi được ‘bung ra’ thì nó sẽ khôi phục lại cái 'bản lai diện mục', nó giống như một hố đen trong vũ trụ gom hết tất cả (thân tâm & thế giới) thành một khối để có cơ hội thì bùng vỡ; như cơn ‘đại sóng thần’ gom hết nước trong đại dương (Tạng-thức) vỗ vào bờ làm thay đổi mọi thứ (ngộ)…
Phạm vi và tác dụng của hai cảnh giới nầy cách xa nhau như Trời với đất. Nghi-tình như ngọn lữa lớn thiêu đốt nghiệp thức sanh tử (sắc thọ tưởng hành thức) và tập-khí phiền não (tham sân si) còn Vô-ký-không chỉ là nơi dung chứa những chủng tử nầy. Mục đích của tham thiền là dùng nghi-tình phá tan vô-ký-không (không chấp), thành trì cuối cùng của vô minh vậy.
Nhân đây chúng ta hãy cùng nhau nghe lại đoạn trình cảnh giới "vô ký không" của một hành giả cùng lời khai thị của thầy Duy Lực : https://app.box.com/s/thb5p26c6kdk46gfbrso
Tác giả: Vuong