Nghi thức Thiền tông

Thứ tư - 26/06/2024 12:25
Câu chuyện được bắt đầu từ việc một Sư-cô tham thiền nhiều năm bỗng có chút lập dị ! Nhân dịp Lễ khánh thành an vị Phật tại ngôi thiền thất vừa mới nâng cấp của mình
Nghi thức Thiền tông

     Câu chuyện được bắt đầu từ việc một Sư-cô tham thiền nhiều năm bỗng có chút lập dị ! Nhân dịp Lễ khánh thành an vị Phật tại ngôi thiền thất vừa mới nâng cấp của mình, Sư cô bèn mời bạn bè tới dự Lễ cùng tuyên bố sẽ làm theo Nghi thức Thiền tông.

     Ngày ấy Phật-tử quanh vùng đến rất đông, quý Thầy, Cô trong Tông-môn cũng đến dự đủ theo lời mời… Nhưng đã gần đến giờ ăn trưa, mọi người chờ mãi, tìm mãi mà chẳng thấy một nghi thức nào của Thiền-tông được cử hành (bởi tham thiền chẳng phải là nghi thức)… Sau cùng Sư cô đành phải nhờ một khách Tăng (bên Giáo-môn) lên Chánh-điện tụng Kinh cùng Phật-tử !

     Thật ra Thiền-tông chẳng phải là một Tôn-giáo nên làm gì có nghi thức ? với chủ trương chẳng kiến lập chân lý cùng tinh thần vô sở trụ, chẳng lẽ các Thiền-sư lại lập ra nghi thức để tự mâu thuẫn với tông chỉ của mình ? với họ mặc áo ăn cơm, quét dọn tụng kinh… việc nào chẳng phải là nghi thứcSao chúng ta còn kiến lập “Nghi-thức Thiền-tông” để mọi người hiểu lầm và tự chướng ngại chính mình vậy ?

Thật tế lý địa bất thọ nhất trần,
Phật sự môn trung bất xả nhất pháp...    

       Nghi thức thì không nhưng Quy-củ thì có đấy các bạn à, chúng ta hãy vào các Thiền Đường mà xem Thanh-quy (quy củ) như thế nào nhé. Chúng ta hãy nghe Thầy Duy Lực nói về vấn đề này:

Giới thiệu quy củ thiền đường   

Xin nói thêm rằng Thanh-quy chính là Giới-luật của Thiền-môn đấy, các bạn xem xong chớ có bắt chước thực hành, kẻo nhà của bạn biến thành Thiền Đường lúc nào không hay: 

Thanh​ Quy

       Vì niềm an lạc chung cùng giữ gìn sự hòa hợp và danh dự cho đại chúng, mọi người cần thực hành theo qui củ dưới đây :

I. VỀ GIỚI LUẬT

1/ Không phạm hạnh bất tịnh (dâm dục) dưới mọi hình thức.

2/ Không tham gian của người, không được trộm lấy đồ vật tiền bạc của cá nhân hoặc của thường trụ.

3/ Không sát sanh từ vật lớn đến nhỏ.

4/ Không cãi vã bất hòa, ẩu đả gây thương tích,

II. VỀ VIỆC ĂN

1/ Nghe tiếng bảng phải vào thọ thực, trong khi ăn phải giữ trang nghiêm không đùa giỡn hay khen chê ngon dở.

2/ Ngoài giờ ăn không tự ý xuống nhà bếp lấy vật thực hay làm để ăn riêng.

3/ Không hút thuốc, uống rượu hay các thứ xa xỉ khác.

III. VỀ VIỆC MẶC

1/ Mặc quần áo phải gọn, sạch sẽ, rách phải vá.

2/ Không được mặc hoặc cất giấu y phục của người khác.

3/ Đồ vật đã tịnh thí (cho người khác) thì không nên đòi lại.

4/ Phải sống hòa hợp cùng đại chúng và hết lòng giúp đỡ lẫn nhau.

5/ Trong giờ chỉ tịnh phải giữ yên lặng.

6/ Không tự ý ngủ nghỉ, nói chuyện và làm việc cá nhân trong giờ công phu và chấp tác.

7/ Đồ dùng cá nhân phải thu xếp gọn, sạch không được bừa bộn.

IV. VỀ VIỆC GIAO TIẾP

1/ Không được chưa chứng nói chứng, chưa ngộ nói ngộ; không dùng lời cống cao ngã mạn quấy nhiễu người khác.

2/ Không dùng lời thị phi xúi dục lôi kéo người khác làm phá hòa hợp chúng.

3/ Không được than khó khổ, xin nhờ nhà cư sĩ về mọi mặt cá nhân.

4/ Không được tự do tiếp khách, trừ vị có bổn phận.

5/ Không tiếp người nhà quá lâu (trên 15’).

6/ Không học đi học lại chuyện của chúng.

7/ Không nói lén lỗi người, nếu góp ý phải nói trực tiếp.

8/ Không được đàn áp chê dè người khác làm họ nản chí.

9/ Phải khiêm tốn, cung kính các bậc cao hạ Tôn túc.

10/ Phải triệt để giữ yên lặng trong giờ tọa hương và đi hương.

V. VỀ VIỆC LÀM

1/ Không được cố ý gây chuyện bất hòa sau khi đã được hòa giải.

2/ Không được cưỡng ý làm quấy mà không chịu nghe lời khuyên giải của đại chúng.

3/ Không tự ý đi lại mà không xin phép Tri-sự.

4/ Không hẹn hò riêng tư cùng người khác Phái.

5/ Phải gìn giữ tài sản chung không được tự ý buôn bán trao đổi hay cho người khác.

6/ Không tụ tập làm việc thế gian, chiến tranh, ca hát …

7/ Không thu nhận tín đồ, lập phái riêng tư.

8/ Không nghiên cứu sách chiêm tinh, xem truyền hình, nghe ca nhạc…

9/ Không kết bạn xấu bên ngoài phá hoại Thanh qui và hòa hợp Chúng.

10/ Không làm việc phi thời.

11/ Không tìm cách trách né công việc chung.

12/ Không dùng tài vật của Chúng để cậy nhờ người khác lại việc cho cá nhân mình.

Nên thể hiện tinh thần tự giác, chẳng nên sai phạm nhiều lần (3 lần) mà không biết hổ thẹn ăn năn sám hối. Nếu vi phạm lần đầu : Góp ý riêng, lần hai : Cảnh sách trước Chúng, lần ba : Không biết tới (mặc tẫn)./. 

 

QUY CỦ THIỀN THẤT
 

THỜI DỤNG BIỂU
 
7h - 11h  : Tọa hương đi hương
11h – 12h  : Thọ trai
 12h – 12h45’ : Chỉ tịnh
13h - 16h : Tọa hương đi hương
 
1. Đi đến thiền thất đúng giờ.
2. Không cần chào hỏi lúc tọa hương hay đi hương.
3. Người đánh chuông phải do sự chỉ định.
4. Không nói chuyện, nếu cần bàn chuyện quan trọng liên quan đến Thiền Thất thì đi ra khỏi nơi đại chúng đang thực hành.
5. Không thừa dịp đi uống nước hay đi vệ sinh mà nói chuyện.
6. Phải giữ yên lặng trong giờ tọa hương và đi hương.
7. Khi nghe tiếng chuông phải đi hương liền.
8. Nghe kẻng ăn trưa thì đi ngay đến nhà ăn theo thứ tự trước sau ngồi vào bàn ăn, không phân biệt thân sơ, đủ 4 vị thì bắt đầu ăn, không cần phải chờ đợi.
9. Khi ăn phải đề câu thoại đầu, không phân biệt ngon dở, không chê bai, không trò chuyện.
10. Ăn xong phải tự dọn mâm của mình xuống, đồ ăn dư để trên bàn, chén đũa dơ để chỗ rửa.
11. Không được tự tiện xuống nhà bếp nếu không được sự đồng ý của nhà chùa.
12. Lúc làm công việc nấu ăn, rửa chén phải giữ công phu, không nói chuyện.
13. Khi lên nghỉ trưa không trò chuyện, trước sau mà nghỉ.
14. Thời gian nghỉ trưa, nếu không nghỉ, muốn đi kinh hành không được làm động chúng.
15. Lúc về tự tiện ra về không cần giữ phép xã giao thưa hỏi, vì ai cũng cần giữ công phu miên mật.
16. Tất cả đều được bình đẳng trong Thiền Thất.
17. Không được hút thuốc hay khạc nhổ trong và ngoài thiền đường.
18. Ai vi phạm quy củ quá ba lần mà vẫn chưa sửa đổi thì không được dự Thiền Thất./.

 
 

Tác giả: Vuong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây