06:50 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Giới Thiệu

Thiền sư Diên Thọ

Thiền-sư Diên Thọ ở Vĩnh Minh, họ Vương, người Hàng Châu. Thuở nhỏ đã biết kính Phật-thừa, lớn lên một ngày chỉ ăn một bữa. Tụng kinh Pháp Hoa hai tháng đã thuộc lòng, cảm thông được bầy dê quỳ nghe. Đến tuổi hai mươi tám, làm quan chức Chấn Tướng xứ Huê Đình, gặp ghe lưới đều mua hết cá rồi thả...

Danh mục chính

Liên Kết Trang

TS NGUYET KHE
HUE NANG
TS DUC SON

Trang nhất » Tông Phong Tàng Thư » Sách tham khảo » Tâm Linh Và Khoa Học

Tâm Linh Và Khoa Học Trong Phật Pháp - phần hai

Chủ nhật - 07/04/2013 02:42 Xem: 1620
LUYỆN CÔNG KÍCH THÍCH ĐÀO TẠO SIÊU NHÂN

- Cơ duyên :

“Số mệnh (mật mã tin tức sẵn có) nếu có tự sẽ có, đâu nhọc người ta uổng công lo”, ấy là quan điểm điển hình về túc mạng luận. Có người hỏi : “Người nào có thể làm nhà khí công?” Trước tiên chúng ta phải căn cứ theo nguyên tắc của túc mạng luận; nếu mật mã sanh mạng của ông có nội dung này thì ông sớm muộn cũng được làm nhà khí công. 

Nhưng có ai biết trước mật mã sanh mạng của mình đâu ? Ấy chỉ có thể tùy thuận tự nhiên, khỏi cần lo âu, cứ đợi nhân duyên đến. “Có ý trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tâm cắm liễu, liễu sum sê”, đây cũng là bảo người, chẳng cần cố chấp tìm tòi, cứ thuận theo tự nhiên, tục ngữ gọi là “Sắp đặt tùy trời”.

Nếu biết tùy trời để đợi cơ duyên cũng không được, như thế quá bị động, chỉ hiểu theo túc mạng luận là nghiêng về một bên, cần phải  tìm thêm một bên kia để hợp thành 2 điểm song song bao gồm hai mặt ẩn hiển mới được.

Túc mạng luận nhấn mạnh “Thành sự tại Trời”, chỉ nghiêng về một bên, chẳng phải toàn diện; cần phải đồng thời nhấn mạnh “Mưu sự tại người”, theo mặt này chủ động siêng năng đi tìm gặp cơ duyên mới được.

Nhiều nhà khí công chủ động đi tìm gặp cơ duyên như :

1. Ông ấy biểu hiện tốt, được thầy chọn người thừa kế.

2. Khổ luyện khổ học, tài đức song toàn, nhờ thầy dạy lại hơn thầy.

3. Có bệnh cần chữa trị mà học khí công, bệnh lành rồi khí công cũng học được.

Rất nhiều người chủ động đi tìm học khí công mà trở thành nhà khí công, ấy đều thuộc mưu sự tại người.

- Đắc khí do kích thích phát khởi :

Từ người bình thường trở thành người có công năng đặc biệt, mấu chốt ở nơi kích phát (kích thích phát khởi), tìm năng của con người qua sự kích phát sẽ xuất hiện công năng đặc biệt, gọi là đắc khí. Nói về đắc khí do tự nhiên kích phát, cũng là việc thường xảy ra, như có người bị sét đánh, chết đi sống lại mà xuất hiện công năng xem thấu vật chướng ngại; có người sau cơn đau nặng chết rồi sống lại cũng xuất hiện công năng kỳ diệu; có người quá nóng giận hoặc bi thảm, chết đi sống lại, bổng phát hiện mình có công năng khác thường.

Những trường hợp do bị động mà tự nhiên đắc khí xuất hiện công năng, báo cho chúng ta biết về hiện tượng khí công chẳng phải huyền bí, là sự phản ảnh của tiềm năng ẩn nơi sinh lý tâm linh, có thể nhờ sự kích phát mà hiển hiện.

- Kích phát do tu trì :

Thế thì, ngoài việc “Tự nhiên kích phát” còn có sự “Nhân công kích phát” không ? Có, ấy là sự tu trì, là luyện công học công ngộ công. Hiện nay xã hội Trung Quốc nơi các Tỉnh đều có lớp dạy khí công, ấy tức là nhân công kích phát.

Đặc điểm của nhân công kích phát là :

1. Đưa cho ông một cơ duyên.

2. Giúp đỡ lòng kích phát.

3. Đã nói là dùng “Nhân Công” chẳng thuận theo tự nhiên, vẫn còn chấp trước, nên sự thành công không nhiều.

Có người luyện công mười mấy năm, tiếp xúc mười mấy vị sư phụ khí công vẫn chưa đắc khí, chẳng thể phát công trị bệnh. Tại sao ?

Nói ra thì dài dòng, nguyên nhân luyện công thất bại cũng phức tạp, như người có trình độ văn hóa cao thì tư tưởng logic quá mạnh (hiển tánh quá thịnh), khó đắc hồ đồ mà nhập tịnh. 

Thậm chí, nửa tin nửa nghi, tự làm bế tắc, ý chí chủ quan mãnh liệt và cố chấp quan niệm cũ, tự cản trở tiến trình của sự kích phát, tập luyện lâu ngày mà chưa vào được cửa “Khí”. Hoặc như tánh ngộ quá kém, trí chẳng mở mang, cứ nhìn mèo vẽ cọp, chỉ động tác theo hình thức nên khó nhập tịnh chơn thân thật mà đắc khí.

Còn có người thì tạp niệm ùn ùn nổi dậy, thất tình lục dục quá thịnh, suốt ngày lẫn lộn trong trần lao, chẳng buông chẳng tịnh chẳng thư giãn, khó kích phát tiềm năng.

Tóm lại, tỷ lệ thành công của nhân công kích phát hơi thấp, vì ngược với tự nhiên, ấy là chỗ khó vậy.

- Khai ngộ về khí công :

Dù nói khó nhưng chẳng phải tuyệt đối không có khả năng, khai ngộ có thể xúc tiến sự tu trì. Theo quá trình tu học khí công, học công chẳng gọi là học công mà gọi là ngộ công, nói “học được” chỉ là hình thức bề ngoài, ngộ được mới đạt đến sự chơn thật bề trong.

“Vô sư tự thông, tự học thành tài” là ngộ, “nơi tịnh sanh huệ” là ngộ, “tư duy tịnh lự”, “thiền định” là sự ngộ cao hơn. Có người chẳng nhờ nhà khí công truyền dạy, chẳng có hình thức mà đắc khí, đó cũng thuộc về tự nhiên kích phát.

Do đó, cầu sư lễ thầy, tu trì tập luyện, mấu chốt thành công ở nơi “Chẳng đạt mục đích, chẳng chấp trước mong cầu, chẳng chú trọng hình thức bề ngoài, cứ thuận theo tự nhiên, cố gắng giảm bớt những nhân tố tạo tác”.

Ý nghĩa chữ “Ngộ” chỉ có thể dùng ý hội, chẳng có thể dùng ngôn ngữ truyền, nên tặng ông một lời “lời ở trong ngộ”.

Câu chuyện khai ngộ đời xưa rất nhiều, cũng như Trương Lương gặp thầy, Lục Tổ thuyết kệ thọ y-bát… đều là những sự tích ghi trong lịch sử về khai ngộ.

Tóm lại, ngoại tịnh nội động, khi cơ thể nhập tịnh, nhờ tinh thần vận động, dẫn dắt tâm lực xuất hiện dễ hơn, giải tỏa sự bế tắc của sinh mạng, sửa đổi trạng thái của ngũ giác quan biến thành hồ đồ (quên mình), đi vào cảnh giới siêu ngũ giác quan, ấy là quá trình của sự khai ngộ.

Thiền định có thể tăng cường công hiệu cảm ứng của trí tuệ, từng bước từng lớp, từ sơ ngộ đến đốn ngộ, cho đến đại ngộ, chơn ngộ mà đắc khí xuất hiện công năng, ấy là sự thể nghiệm của người tu học khí công cao cấp.

Đường lối khai ngộ của phương pháp khí công, phải kết hợp với lý luận khí công, nghĩa là vừa thâm nhập hồ đồ lại có cao độ tỉnh giác.

- Pháp vô định pháp :

Kỳ thật, tất cả phương pháp luyện công đều do người ta biên soạn ra, vốn đã có thành phần tạo tác không tự nhiên. Muôn ngàn đường lối chẳng có nhất định, lối nào có thể dẫn ông đi đến mục đích, tức là một pháp môn. Nhưng chẳng cần chấp vào một pháp nào cố định, vì pháp vô định pháp, mỗi mỗi đường lối đều thông đến vũ trụ vô cực.

Từ tư duy logic, phép tắc cố định cho đến tư duy linh cảm, phương pháp tự nhiên, ấy là quá trình phát triển từ trạng thái thông thường của công năng hiển tánh đến trạng thái phi thường của kỹ thuật khí công. Nói khó cũng chẳng khó, chẳng biết thì thật khó, biết rồi thì chẳng khó, nghĩa là pháp vô định pháp. Còn có một câu tiếp theo rất quan trọng, gọi là “cao công vô pháp”, tất cả năng lực đều sẵn có trong tâm linh.

LÀN SÓNG VÀ HẠT TỬ CHUYỂN HÓA LẪN NHAU

- Tinh thần biến vật chất :

Sự giao biến giữa làn sóng và hạt tử phản ảnh trong sanh mạng của con người là hiện tượng từ tinh thần biến thành vật chất. Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu chữ “Biến”, “Biến” như thế nào ?

Theo khí công là dùng ý niệm lực, gọi là “Ý đến thì khí đến; khí đến thì làn sóng tin tức liền đến”. Khí này có thể điều chỉnh kết nội bộ của vật thể, hoặc phóng lớn rút nhỏ, hoặc dời chỗ, hoặc biến hình, tụ hợp và tan rã… toàn nhờ ý niệm lực để điều khiển.

Nếu nói từ vật sanh tinh thần thì “Vật chất là đệ nhất tánh”, thuộc quan điểm duy vật; vậy, từ tinh thần biến vật chất thì “Tinh thần là đệ nhất tánh”, thuộc quan điểm duy tâm. Khí công là nhấn mạnh quan điểm sau, chú trọng tác dụng của ý niệm, ví như một nhà khí công biến rượu thành nước, hoặc dùng ý niệm dời đi sỏi mật trong thân của bệnh nhân… Những hiện tượng kỳ lạ chân thật này đều thuộc tinh thần biến vật chất, đối với nhà khí công cũng thuộc việc thường thôi.

- Ẩn công với hiển công :

Chúng ta cần phải thăm dò phần lý luận của khí công, hãy so sánh sự khác biệt giữa cơ niệm lực và ý niệm lực.

Học thuyết ẩn hiển nhắc nhở con người khi nhận xét sự vật, nên chú ý nguyên tắc thống nhất và đối lập tánh ẩn với hiển, ví như nói có cơ điện lực (hiển tánh lực mà ngũ giác quan có thể thấy) thì ắt phải có ý niệm lực (ẩn tánh lực mà ngũ giác quan chẳng thể thấy).

Hãy xem biểu đồ so sánh như sau :

 

Hiển tánh lực.

Ẩn tánh lực.

Cơ điện lực.

Ý niệm lực.

Vật thể vận động.

Tinh thần vận động.

Thật tử vận động.

Hạt tử vận động.

Ngũ giác quan thấy được.

Ngũ giác quan chẳng thể thấy được.

Dùng sức trao truyền.

Dùng sức cảm ứng.

Hoằng quán động thái.

Hoằng quán tịnh thái.

Thể xác điều khiển. 

Tâm lực điều khiển.

Dựa theo 3 định lực của Newton.

Dựa theo 3 ẩn tánh, hiển, trung của vô cực.

 

- Hiện tượng chuyển hóa của tâm pháp vô cùng :

Hiện tượng của tâm pháp vô cùng, cần phải xem theo thật tế có thể thông qua ý chí lực tiến hành ý niệm hoạt động để sanh ra ý niệm năng hay không ? Khi bắn ra một làn sóng tin tức, ảnh hưởng vật chất thật tử sanh ra biến hóa, quá trình này tức là phát công. Phương pháp phát công muôn muôn ngàn ngàn của nguyên lý này, gọi là tâm pháp vô cùng.

Nguyên tắc chuyển hóa của hai tánh ẩn hiển này đến cấp bậc cao, có đủ thứ chuyển hóa, đều thuộc về một nguyên lý, cũng là tâm pháp vô cùng, ví như Đạo-giáo xử dụng bùa chú, thủ ấn, vật tin tức, bí quyết… Dùng nhiều phương cách thúc đẩy ý niệm năng bắn ra làn sóng tin tức để biến đổi sự kết cấu vật chất của thế giới thật tử.

Vì sự nhận thức của loài người đối với khoa học vũ trụ còn kém, đối với không gian bốn chiều mà cao hơn tầng lớp của không gian ba chiều này, thật chẳng thể lý giải; hể mở miệng liền lọt vào tư duy tầm thường của phàm phu tục tử, đâu thể nhảy ra ngoài khuôn khổ của không gian ba chiều để nhận thức pháp vô cùng tận trong thế giới trong sạch từ không gian bốn chiều trở lên ! Sự cảm nhận này chẳng thể hồ đồ, trái lại cần phải có cao độ cảnh giác mới được.

- Khoa học Tây phương với kỹ thuật khí công :

Nói “Phạm vi vật chất thật tử vận động chỉ thích hợp trong không gian ba chiều” là lý luận của khoa học Tây phương, còn “Phạm vi về ẩn tánh vận động thích ứng nơi không gian bốn chiều” là triết lý của khoa học Đông phương.

Đông và Tây phương mỗi mỗi đều có quy luật và phạm vi khác biệt để thích ứng với lý luận của họ, dùng khoa học Tây phương xác định kỹ thuật khí công của triết lý Đông phương, ấy tức là dùng khoa học hiện đại để xác định triết lý linh học, thật là bất khả tư nghì, chẳng biết dựa vào đâu mà đoán mò, có thể gọi là mắt mù. 

Sở dĩ, chúng tôi muốn nắm vững và phát triển khoa học hiện đại, chỉ vì muốn cho lý luận Đông&Tây song song cùng tiến vào vũ trụ vô cực mà thôi.

Đứng trên vũ trụ vô cực để đối chiếu đặc điểm khác biệt giữa không gian ba chiều với khí công học của thời gian bốn chiều như sau :
   

Khoa học hiện đại

Khí công học

Thích hợp với không gian 3 chiều 

Thích ứng với không gian 4 chiều

Suy lý bằng logic

Lãnh hội bằng linh cảm

Cảm nhận bằng ngũ giác quan 

Cảm nhận siêu ngũ giác quan

Cơ điện động lực

Ý niệm động

Dưới tốc độ ánh sáng

Siêu tốc độ ánh sáng

Xử dụng máy móc

Xử dụng tâm linh

Dùng máy vi tính

Dùng trí óc con người

Có thể tái diễn nhiều lần

Tùy duyên chuyển biến

Thích hợp thế giới hiển tánh

Thích hợp thế giới ẩn tánh

Chỉ dùng duy vật luận

Kiêm dùng duy tâm luận

Theo đặc điểm khác biết kể trên thì hiện tượng khí công chẳng thể đi theo đường lối toán lý Tây phương để tìm sự phát triển, ấy là tiến vào khu đen tối. Thế thì, khí công cần phải tiến lên tầng lầu trên theo đường lối khoa học vũ trụ để tìm tòi tư tưởng hướng dẫn của triết lý, từ trên tầng lầu cao nhìn xuống mới có thể dùng khách quan phán đoán vị trí, thứ lớp, đặc điểm, quan hệ hợp lý giữa khí công và khoa học hiện đại.

 

- Quá trình về 5 giai đoạn tiến hóa :

Quá trình phát triển từ khoa học đến không gian bốn chiều, có thể chia ra làm 5 giai đoạn, ấy là :

1. Con người : Người địa cầu thuộc không gian ba chiều, dùng ngũ giác quan cảm nhận sự vật.

2. Năng nhân : Nhà khí công đạt mức độ, gồm có tánh ngộ triết lý Đông phương và trí thức toán lý khoa học Tây phương.

3. Kỳ nhân : Nhà khí công cao cấp hơn năng nhân, cũng là người công năng mức độ, đã khai ngộ tâm lý.

4. Siêu nhân : Người có công năng đặc biệt siêu việt kỳ nhân.

5. Linh nhân : Có thể ra vào thế giới ẩn hiển, hư thật, có công năng chuyển hóa không thời gian hay phi hành, ẩn hành, sống tự do nơi Thái dương hệ.

- Giả thuyết về chu kỳ của văn minh địa cầu :

Từ khi địa cầu hình thành đến nay, đã trải qua nhiều chu kỳ. Vì văn minh địa cầu có tánh chu kỳ tuần hoàn, nghĩa là từ xã hội nguyên thủy dã mang đến thời kỳ văn minh rồitrở lại. Đời sống văn minh chúng ta hiện nay thuộc chu kỳ vòng thứ 8, đồng thời đã phát triển gần đến tột đỉnh.

Giả thuyết này đã được nhà khảo cổ và những tài liệu đã phát hiện chứng minh, đồng thời cũng được sự chú trọng của giới học thuật cao cấp.

Theo sự phát hiện của nhà thám hiểm và khảo cổ cho những di tích, kỳ quan và sự vật thời thượng cổ mà khoa học không thể giải thích, nó là sự sáng tạo bởi người văn minh của chu kỳ trước.

Cũng như sự truyền thuyết của vương quốc Lan Tế Tư (dịch âm) đã chìm mất nơi biển Đại Tây Dương, là một vương quốc có công năng kỹ thuật khoa học cao đã tồn tại trong chu kỳ văn minh trước. Kim Tự Tháp của Ai Cập và Kim Tự Tháp dưới đáy biển Mexico, đều thuộc về kiến trúc công năng cao cấp do người văn minh chu kỳ trước sáng tạo.

Thời gian cách nhau của mỗi vòng chu kỳ có dài có ngắn, quy luật phát triển đại khái giống nhau, đều từ thời đại thạch khí, mộc khí, thiết khí, đồng khí; tiến triển cho đến thời kỳ chăn nuôi và nông nghiệp, dần dần từ thời đại nhân lực, thủ lực nhảy vọt đến cơ khí bốc hơi, cho đến cơ giới hóa, điện tử hóa, thời đại điện tử vi tính mà đạt đến tột đỉnh của văn minh.

Sự phát triển của mỗi chu kỳ văn minh khoảng mấy chục ngàn năm, đồng thời phát triển từ chậm đến nhanh, cũng như phát hiện máy hơinước cách đây mới mấy trăm năm, mà kỹ thuật của loài người đã nhảy qua nhiều giai đoạn, thẳng đến điện toán vi tính và thời đại thái không.

Vậy sau thời đại điện toán sẽ là thời đại gì ? Ấy là thời đại trí óc, thời đại ý niệm, thời đại bộc phát tiềm năng trong cơ thể con người; nghĩa là thời đại công năng ẩn tánh đặc biệt, từ thời đại kỹ thuật của không gian ba chiều, nhảy vào thời đại ẩn tánh của không gian bốn chiều, cũng là thời đại khoa học vô cực.

- Kỳ quan trong đột biến :

Nơi giai đoạn cuối của mỗi chu kỳ, trong cả trăm tỷ người văn minh, sẽ xảy ra một lần sàng lọc lớn trong đột biến, qua sự sàng lọc chia ra làm 3 loại người. 

Nếu chẳng thể tiến vào Thái dương hệ, gia nhập hàng ngũ của sinh linh cao ấp nơi hành tinh thì sẽ ở lại trên địa cầu, lui vào hàng ngũ loài người văn minh thấp kém, trở lại cuộc sống nguyên thủy, sống theo cuộc sống dã man.

Đối với những người chẳng thể tiến hóa cũng chẳng thể thoái hóa, sẽ chết đi trong đột biến. Do đó loài người trong đột biến sẽ xuất hiện 3 tình trạng :

1. Tiến vào vũ trụ vô cực.

2. Trốn vào rừng sâu.

3. Tử vong.

Loại thứ nhất có thể dùng phương thức hư hóa, quang hóa… nhờ ý niệm lực chuyển hóa vật chất thật tử của cơ thể thành làn sóng tin tức của hư tử, xử dụng xích lực vạn hữu lìa khỏi địa cầu, tiến vào hàng ngũ của người Thái dương hệ.

Loại thứ nhì trong đột biến trải qua nhiều tai nạn, may mắn sống sót. Vì mất đi kỹ thuật hiện đại, dần dần trở thành cuộc sống nguyên thủy, quần áo rách hết mặc lá cây. Lương thực ăn hết rồi ăn cỏ, không có nhà ở, ở trên cây và dưới hang. Không có xe cộ, tập đi bộ, sống không nổi thì chịu chết. Người sót lại thì làm người nguyên thủy, đi vào cuộc sống bộ lạc.

Còn có một số Siêu nhân, Linh nhân, dù chưa thể ẩn bay tiến vào vũ trụ vô cực, nhưng họ có công năng đặc biệt, có thể tự khống chế cuộc sống, ăn mặc đi ở chẳng bị chết đói, chết rét, chết nóng… vẫn ở lại địa cầu, tự do sống nơi khu đột biến giữ trạng thái Linh nhân, giống như những nhân vật Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế và Đại Dũ… trong lịch sử Trung Quốc. Vì họ đã nắm vững ý niệm năng, có công năng đặc biệt, nên dẫn dắt dân chúng kháng lại tai biến, giúp đỡ họ tránh khỏi tai nạn và dạy bảo họ tiếp tục sinh sống.

Tình trạng xuất hiện tai biến trong suốt chu kỳ văn minh trước, sau này nhờ người nguyên thủy ghi truyền lại như thần thoại. Do đó, có những câu chuyện như : Bà Nữ Oa bổ thiên (chống bão lụt), Đại Dũ trị thủy (đào sông thoát nước), Ông Công dùng đầu chạm núi (chống động đất), Hậu Nghị dùng tên bắn mặt trời (chống tiểu hành tinh va chạm địa cầu) và Phục Hy vẽ Bát quái đồ (Linh nhân dùng dấu hiệu ghi lại những trí huệ cao tột để truyền lại đời sau).

Do kỳ quan này có thể tưởng tượng mỗi cuối chu kỳ văn minh đều sẽ xuất hiện tai biến, khiến văn minh đột nhiên giải thể, rồi đi vào thời kỳ hỗn loạn, giữa người tiến hóa và thoái hóa; giữa thần và người sống chung trên địa cầu.

Nói “Thần” là chỉ những Linh nhân không thể rời khỏi địa cầu, “Người” là chỉ thoái hóa, như Dã nhân có thể thích ứng hoàn cảnh khó khăn, bắt đầu lại cuộc sống của thời nguyên thủy. Sau đó Linh nhân dần dần lìa khỏi hoặc chết đi, Dã nhân cũng từ từ tiến vào thời đại nông mục, từ xã hội nô lệ tiến bước đến thời đại văn minh.

Chúng ta có thể tưởng tượng rằng sau kỳ quan đột biến, những Linh nhân thống lĩnh người thoái hóa, trạng thái công năng giữa họ chênh lệch rất nhiều, con cháu Siêu nhân tự nhiên trở thành chủ nô lệ; người thoái hóa bất giác hình thành nô lệ, sau đó diễn biến từ, chênh lệch rút bớt, dần dần nói đến bình đẳng, rồi tiến vào văn minh cận đại thành xã hội dân chủ.

Theo quy luật thiên nhiên, hiển thịnh ẩn suy, công năng của Siêu nhân dần dần tiềm ẩn, người thoái hóa đến cực điểm, rồi từ từ thông minh trở lại, ra sức kháng cự lại chủ nô lệ, nên xuất hiện giai cấp đấu tranh, rồi xuất hiện trang sử mới trong chu kỳ, về sau nhân loại sáng lập văn tự, từ đó ghi lại hiện tượng diễn biến trong lịch sử cho đến ngày nay.

Từ sự diễn biến của hành tinh, cho đến diễn biến chu kỳ tuần hoàn của các sinh linh và chu kỳ văn minh của người địa cầu, sự thịnh suy tuần hoàn là quy luật tự nhiên, không cần phủ nhận hay đề xướng, chẳng thể cho là chơn hay giả. 

Như những sự vật do ngũ giác quan cảm nhận cho là giả, người siêu ngũ giác quan lại thấy có sự thật khách quan; cũng như giữa khỉ và vượn với loài người vì tầng lớp cấu tạo sinh mạng có cao thấp, nên sự cảm nhận chẳng đồng, tranh luận với nhau không có ý nghĩa.

Quan điểm khái niệm của sách này, chẳng phải chỉ muốn độc giả dùng để tham khảo, mà hy vọng có thể kích phát tiềm năng của mọi người, phổ biến tác dụng của huệ nhãn thông linh.

Bởi vì chơn lý luôn từ chỗ sai lầm qua sự biện chứng mà sanh ra, mong độc giả cùng nhau đi đến giác ngộ.

- Ẩn năng tại sao có thể tiềm tàng ?

Nguyên lý vô cực cho chúng tôi biết “Hiển thịnh thì Ẩn suy”, công năng do ngũ giác quan cảm nhận thuộc hiển, siêu ngũ giác quan cảm nhận thuộc ẩn. Người Dã man thời thượng cổ ăn thịt sống uống máu tươi, hiển suy thì ẩn thịnh. Khi ấy chẳng ai dự báo khí trời, chỉ dùng siêu ngũ giác quan đã sẵn tự đi cảm nhận. 

Sau này biết con mắt để quan sát hiện tượng trên trời để phán đoán mưa gió khí trời, thì công năng đặc biệt bị thoái hóa tiềm ẩn. Hiện đại có kỹ thuật dự báo thời tiết, người ta luôn cả kỹ thuật quan sát bằng mắt cũng buông bỏ. 

Có lẽ người thời nay cho rằng sự cảm nhận của ngũ giác quan trực tiếp phương tiện, đối với cuộc sống hàng ngày trong xã hội đã đủ dùng, những công biết xa thấy xa, dời vật bằng ý niệm… cũng từ từ thoát hóa tiềm ẩn.

Cũng như đứa bé chưa ra đời, ở trong bào thai tự phải dùng công năng ấn tánh, sự hoạt động trong bào thai đâu thể sử dụng hiển tánh của ngũ giác quan? Nhưng đứa bé ra đời, ẩn&hiển liền chuyển hóa, công năng của nó lập tức chuyển biến; khi đứa bé lần đầu tiên mở mắt ra, xem vật gì cũng không rõ, nhưng những ngày tháng về sau, công năng hiển tánh dần dần phát triển, thì công năng ẩn tánh đã sử dụng trong bào thai của mẹ mấtdần.

Lại nữa, những động vật nhỏ sống dưới mặt đất, dưới đáy biển chẳng thể hoàn toàn sử dụng ngũ giác quan, nên công năng ẩn tánh vẫn được giữ lại phần nào để sử dụng.

Đối với Tuyết nhân và Dã nhân, do nhà thám hiểm đã phát hiện, họ chẳng có cuộc sống văn minh xã hội, nên công năng hiển tánh rất ít, chủ yếu dùng công năng ẩn tánh để sinh sống, bao gồm dùng “tin tức cảm ứng” để liên hệ với nhau, ẩn hình, ẩn bay, chống tránh tai họa, tuyệt thực, chống tuyết, công năng miễn dịch, tha tâm thông… 

Đó là nguyên nhân vì sao họ có thể sống trong vùng sâu núi tuyết, quần áo lương thực không đảm bảo, dưới thiên tai bệnh hoạn bao quanh… Từ việc này cũng có thể giải thích tại sao nhà khoa học thám hiểm trải qua mấy chục năm cũng không thể bắt sống một Tuyết nhân và Dã nhân. Thế thì, chứng tỏ họ có công năng đặc biệt để ẩn bay trốn thoát. Lý luận này xin dành cho người nghiên cứu khảo sát để làm tài liệu tham khảo.

 

Biểu đồ ẩn hiển của khoa học vũ trụ :

Vật lý sinh mạng công trình học :

 

Sinh lý học (hiển)

Tự nhiên kích phát công năng (ẩn)

Sinh vật học

Nhân công kích phát

 

Triết lý sinh mạng công trình học ẩn tánh :

 

Khí công học (hiển)

Linh học (ẩn)

 

- Điều kiện công năng ẩn tánh :

Nhà khí công có thể thông qua một phương thức đào tạo trẻ em xuất hiện công năng ẩn tánh, có một phương pháp rất phương tiện và giản dị. Ấy là cho trẻ em tập đứng im như ngốc, trước tiên cho các em thư giãn như nhập tịnh, nhắm mắt nhìn vào trong cơ thể, nhìn mãi nhìn mãi có thể thình lình quên mình, mà xuất hiện công năng nhìn thấu vật chất, nhìn xa, cảm nhận tin tức bằng ý niệm, cho đến dùng ý niệm làm công tác khác thường.

Còn có điều kiện nào nữa để kích phát công năng ẩn tánh hay không? Có, bất cứ người lớn trẻ em đều phải dựa theo những điều như sau :

1. Tin thì có, thành thì linh.

2. Tịnh thư giãn vào tịnh, do tịnh sanh huệ.

3. Niệm trong sạch, ấy là xả trừ tạp niệm, trong tâm bình thản chẳng có áp lực, gánh vác chẳng mong cầu.

4. Ngơ ngốc tức là lúc luyện công được quên mình, trở thành ngơ ngốc, hiển suy thì ẩn thịnh, công năng tự hiện.

Độc giả có thể dựa theo 4 điều kiện này tập thử xem.

- Đường lối thông linh :

Kỹ thuật đã có một đường lối thông linh, có thể đột phá sự bế tắc, loài người hiện đang đi trên con đường này, tiến vào vùng sâu của vũ trụ.

Nhân tiện đề cập đến, trong cuối chu kỳ văn minh lần trước của địa cầu, đã có nhiều kỳ nhân, siêu nhân dựa theo con đường thông linh này, bước vào không gian bốn chiều gia nhập vào hàng ngũ sinh linh cao cấp. Thế thì, cuối chu kỳ văn minh này cũng sẽ có một số kỳ nhân, linh nhân, siêu nhân thông qua tin tức cảm ứng, đi trên con đường thông linh này.

Sự tiến vào hành tinh nơi không gian bốn chiều, sinh sống nơi Thái dương hệ, ấy là lý tưởng của nhà khoa học ngày đêm mơ ước. Vậy con đường thông linh ở đâu ? Nhà khoa học trước tiên nghĩ đến là máy móc, phi thuyền, vật phi hành, dĩa bay hành tinh… Nhưng theo triết lý Đông phương thì cho rằng con đường này chẳng thể đi được.

Qua lại giữa hành tinh Thái dương hệ, thuộc không gian bốn chiều là chiều thời gian, thuộc ẩn tánh, hư tánh. Nếu chỉ dùng khoa học cao tột hiện đại, những máy móc vận tải cấu tạo bằng vật chất hiển tánh thì không thể đưa con người đến không gian ẩn tánh được.

Nói theo thuật ngữ khoa học Tây phương chẳng siêu việt tốc độ ánh sáng thì không thể lìa khỏi địa cầu. Cho dù ông đi đến Hỏa tinh, Thủy tinh thì sinh sống bằng cách nào ? Chẳng thể theo cách sống thông thường của địa cầu để sinh sống tại đó.

Sau cùng phải nhờ con đường do công năng của bản thân người từ hiển chuyển thành ẩn, khiến thể xác và thể vận tải (dĩa bay hoặc phi thuyền) đều trở thành làn sóng tin tức, dùng tốc độ siêu ánh sáng trong một niệm ẩn bay đến chỗ mục đích, chẳng kể hành tinh xa cách mấy cũng được. Cũng như chẳng cần ăn cơm, không sợ lạnh, có trạng thái công năng đặc biệt kéo dài cuộc sống cho đến trẻ mãi không già.

Ấy là việc sau khi con người đã có công năng ẩn tánh, sử dụng ý niệm lực có thể điều khiển ý niệm năng, ẩn hiển chuyển hóa, hư thật giao biến, thời không dời đổi, trải thành con đường thông linh. Đây chỉ là ý tưởng bước đầu do sự chỉ dẫn của triết lý.
 

Phần đầuphần haiphần cuối, phụ lục 1phụ lục 2

Tác giả bài viết: Liễu Phàm

Nguồn tin: Tông Phong Tàng Thư

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn