17:28 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Giới Thiệu

Thiền sư Liễu Quán

Nhằm tăng cường lòng tin Pháp-môn, chúng tôi giới thiệu cùng các bạn Thiền-sư Liễu Quán (1667 - 1743), đời Pháp thứ 35 tông Lâm Tế, một người Việt Nam tham thiền đạt ngộ. Tư liệu này được trích trong sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong VN" của Nguyễn Hiền Đức.          ...

Danh mục chính

Liên Kết Trang

HUE NANG
TS DUC SON
TS NGUYET KHE

Trang nhất » Tông Phong Tàng Thư » Kinh

Kinh Pháp Bảo Đàn

Thứ bảy - 19/04/2014 14:53 Xem: 5189
Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp-đốn-giáo của Thiền-tông, do Lục-tổ Huệ Năng giảng và ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới. Lục-tổ là người không biết chữ nhưng nói ra lời nào cũng đúng ý Phật. Tổ nói : Diệu-lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự. Như vậy người đọc nên được ý quên lời, chớ nên chấp lời nghịch ý. Ngài nói : Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ hiểu theo lời nói, mới cho biết ít phần. Chớ hiểu theo lời nói là chớ chấp lời mà nghịch ý; mới cho biết ít phần là được ý mà quên lời, nói được ý là phải đốn ngộ ý của Tổ, cũng là ý của Phật vậy. Phật nói : Sự suy lường phân biệt chẳng thể hiểu được Pháp này. Hễ nói đã chứng thì chẳng thể tỏ rõ cho người biết, nếu nói chẳng chứng thì thuyết lý chẳng thể liễu triệt, nên Pháp-đốn-giáo này chẳng phải muốn người hiểu theo lời, cần phải tự tin, tự tu, tự chứng, tự ngộ mới được. Nếu chỉ dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là trái với ý Tổ. Phật có nói : Như-lai dùng tất cả thí dụ để diễn đạt mọi việc thì được nhưng chẳng thí dụ nào có thể diễn đạt Pháp này. Tại sao vậy ? Vì Tự-tánh bất khả tư nghì tâm trí chẳng đến được. Vậy phải tin rằng : Miệng luận bàn, tâm suy lường là việc chướng Đạo vậy. Ðối với pháp thế gian thì dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường có thể thấu hiểu được; với Pháp xuất thế gian dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường lại càng xa với Ðạo. Cổ Ðức nói : Ðối với việc này, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt. Quyển Kinh này, mỗi Phẩm đều có tỏ bày ý chỉ như thế, xin đọc giả tự xét kỹ xem ! Nói tóm lại, Pháp-đốn-giáo này là khai-thị cho người học Đạo để y theo Chánh-pháp tu hành cho đến Đốn-ngộ mà thôi.
Thích Duy Lực.
Mục Lục
 

Tác giả bài viết: Liễu Phàm

Nguồn tin: tst

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn