18:38 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Giới Thiệu

Thiền sư Lâm tế

Sư họ Hình, hiệu là Nghĩa Huyền, quê quán ở Nam Hoa (TQ). Thuở bé, Sư đã có chí lớn xuất gia, sau khi xuống tóc và thọ Giới-cụ-túc, Sư liền ham mộ Thiền-tông. Trong Thiền-hội Hoàng Bá, Sư là người có hạnh nghiệp thuần nhứt. Một hôm ngài Mục Châu, một vị Thiền-sư đã kiến Tánh triệt để là Thủ-tọa...

Danh mục chính

Liên Kết Trang

HUE NANG
TS DUC SON
TS NGUYET KHE

Trang nhất » Tông Phong Tàng Thư » Kinh » Kinh Duy-ma-cật

Kinh Duy-ma-cật

Chủ nhật - 20/04/2014 01:28 Xem: 3104
Kinh Duy-ma-cật : Bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột; ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả; siêu việt tam Không (Nhơn-không, Pháp-không, Không-không) chẳng phải Nhị-thừa có thể đo lường; mênh mông vô vi mà vô sở bất vi; chẳng biết tại sao như thế mà tự được như thế; tâm cảnh đều tuyệt. Nói bất khả tư nghì là vậy. Ngài Cưu-ma-la-thập dịch Kinh này từ Phạn sang Hán, văn gọn mà nghĩa thấu. Nguyên bản chánh dịch giữ đủ Thánh ý, nhưng vì đời sau qua nhiều tay chép đi chép lại, rồi chia thành nhiều bản khác nhau hoặc có chỗ sai ý và tối nghĩa. Chúng tôi dịch từ Hán sang Việt, gặp những trường hợp này phải nhờ lời chú giải của Ngài La-thập và Tăng Triệu để đính chính lại và làm sáng tỏ nghĩa Kinh. Gặp những chỗ cùng một ý mà văn hơi dài dòng, thì chúng tôi lược bỏ cho gọn và cố giữ bản ý để thích ứng với đọc giả đời nay. Có người nói làm như vậy không được, nhưng Ngài Cưu-ma-la-thập khi dịch Kinh Di-đà, mười phương Phật Ngài chỉ dịch sáu phương, cũng vẫn giữ đủ nghĩa Kinh mà người đọc lại cảm thấy lưu loát dễ hiểu. Việc ấy cũng có thể làm mô phạm cho người dịch Kinh đời sau. Cho nên chúng tôi cả gan lược bỏ chỗ dài dòng là vậy, xin đọc giả hoan hỷ thứ lỗi cho.
Thích Duy Lực.
Mục Lục

Tác giả bài viết: Liễu Phàm

Nguồn tin: tst

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Kinh Duy-ma-cật

Những tin cũ hơn