04:17 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Giới Thiệu

Thiền sư Liễu Quán

Nhằm tăng cường lòng tin Pháp-môn, chúng tôi giới thiệu cùng các bạn Thiền-sư Liễu Quán (1667 - 1743), đời Pháp thứ 35 tông Lâm Tế, một người Việt Nam tham thiền đạt ngộ. Tư liệu này được trích trong sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong VN" của Nguyễn Hiền Đức.          ...

Pháp Âm Khai Thị

Liên Kết Trang

TS NGUYET KHE
TS DUC SON
HUE NANG

Danh mục chính

Trang nhất » Theo Dấu Chân Xưa » Chia sẻ

Hồ nghi

Thứ hai - 25/03/2013 04:49 Xem: 1673
Người tham thiền thường hay tự vẽ bùa (phù) rồi mang bên mình như một vật báu ...
Hồ nghi

Hồ nghi

       Thông thường khi đến với một pháp tu nào người học thường tự trang bị cho mình những hành trang (tư lương) cần thiết. Tham Tổ-sư-thiền cũng vậy, chúng ta ai cũng nào là Kinh-sách, băng đĩa giảng, Ngữ-lục của Tổ-sư ... rồi y Giáo phụng hành.

       Nghe Tổ-sư nói tham thiền cần chú trọng một chữ Nghi, nên mỗi người đều tự lập cho mình một cái nghi để mỗi ngày tìm cách kéo dài nó. Bởi nghi tình là một 'tình trạng' (không hiểu không biết - vô tâm không cho hữu tâm biết), nó không phải là một vật có hình tướng hay một nhận thức nhất thời nên ý thức của chúng ta không thể 'nắm bắt' (biết mình đang nghi) mà chỉ có thể 'trở thành' (bức xúc, thắc mắc muốn biết mà biết không được).
 
       Nghi-tình là Chánh-nghi chẳng có năng nghi (ta) và sở nghi (đối tượng). Cho nên, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự vẽ bùa (nghi) cho mình đeo ! Nghĩa là ta tạo cho mình một đạo bùa nghi rồi hằng ngày đeo vào (giữ nghi tình) và chờ cho nó phát sinh diệu dụng (ngộ). Tình trạng này kết quả ra sao chắc ai cũng biết, Thay vì hành giả phải nên thắc mắc muốn hiểu mà hiểu không nỗi chính mình - tự ta chính là "bùa"...

 

Tác giả bài viết: Liễu Phàm

Nguồn tin: Kiến giải TST

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Hồ nghi

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn